Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Các nghiên cứu yếu tố thực vật - Ho chi minh city Vietnam

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ tác động đối với các yếu tố thực vật và đất đai lớn hơn mức độ tự phục hồi rất nhiều. (Bayfield, 1979; Boucher et al., 1991; Cole, 1988; Marion and Cole, 1996). Phát hiện này cho thấy rằng giai đoạn nghỉ ngơi sẽ trở nên vô tác dụng bởi vì sự phục hồi diễn ra một cách chậm chạp trong những khu vực được đóng cửa tạm thời thì rồi sẽ lại chịu sự phá huỷ nhanh chóng sau khi được mở cửa lại. Ví dụ, Ho chi minh city Vietnam các điều kiện môi trường ở một khu cắm trại ở một công viên ở Mỹ chỉ sau một năm sử dụng thôi thì cũng chỉ còn tương đương với điều kiện môi trường ở những khu cắm trại khác đã hoạt động từ lâu. Tuy nhiên, để phục hồi lại được tình trạng gần được bằng điều kiện tự nhiên vốn có, các khu cắm trại đã được đóng cửa ngừng sử dụng cần phải được đóng cửa trong ít nhất là năm năm, và tốc độ phục hồi này là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ phục hồi được đưa ra trong bất cứ bản nghiên cứu nào (Marion and Cole, 1996).

Tương tự như vậy, các loại đất khác nhau thì cũng có khả năng kết rắn và xói mòn khác nhau (Hammitt and Cole, 1987; Pritchett, 1979). Những loại đất có các phần tử có nhiều kích cỡ khác nhau, (ví dụ như đất mùn), thành phần hữu cơ thấp và có độ ẩm vừa đến độ ẩm cao là những loại đất dễ kết rắn nhất. Những loại đất dễ bị xói mòn nhất là những loại đất có các phần tử có kích cỡ đồng đều hơn, đặc biệt là những loại đất có nhiều bùn và cát mịn. Cả hai quá trình kết rắn và xói mòn của đất đều có thể diễn ra nhanh chóng khi đất không được che phủ bởi lớp thực vật hay rác; độ dốc của đất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất. Ví dụ, một nghiên cứu về những con đường mòn trên núi ở vùng núi Drakensberg ở Nam Phi chỉ ra rằng tình trạng xói mòn của đất phần lớn là do không có cây cối hai bên đường mòn (Garland, 1987). Tương tự như vậy, một nghiên cứu về những con đường mòn cho ngựa qua lại ở vùng Chobham Common ở Anh cũng cho thấy rằng sự suy giảm lớp thực vật bao phủ mặt đất, sự suy giảm khả năng tái sinh và sức sống của thực vật là những yếu tố làm tăng khả năng những con đường này bị gió xói mòn, bào mòn và bị cuốn trôi (Liddle and Chitty, 1981).

Khả năng đề kháng và khả năng phục hồi chống lại các tác động của các hoạt động du lịch của các nguồn lực cũng còn bị chi phối bởi các yếu tố môi trường như khí hậu, độ cao của địa hình và mùa (Cole, 1993; Leung and Marion, 1996). Ví dụ, thực vật và đất thì dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn vào mùa ẩm ướt, và khả năng phục hồi của thực vật bị giảm nhiều trong điều kiện khí hậu chỉ cho phép cây có những mùa phát triển rất ngắn. Qua việc nắm được ví trí và tình hình sử dụng các con đường mòn và các khu giải trí, những người quản lý sẽ có khả năng giảm thiểu những tác động đối với các nguồn lực bằng cách đẩy mạnh hoạt động du lịch ở những địa điểm có khả năng đề kháng và vào những thời gian thích hợp như Ho chi minh city Vietnam, và bằng cách hạn chế hay cấm các hoạt động ở những vùng môi trường nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng. Kiến thức này cùng với kiến thức về những yếu tố môi trường và những yếu tố liên quan đến việc sử dụng khác có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ra những phương thức quản lý có hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét