Lợi ích đầu tiên của các chương trình quản lý tác động đối với nguồn lực của các hoạt động du lịch Ho chi minh city Vietnam là việc các chương trình này cho ta một hồ sơ vĩnh cửu và khách quan về các điều kiện của các nguồn lực, cho dù một nhà quản lý nào đó có xuất hiện rồi ra đi. Các nhà quản lý có thể thấy rằng những thông tin này thực đáng giá trong quá trình chuẩn bị và kiểm nghiệm các hoạt động quản lý khách du lịch hoặc trong việc lập và kiểm nghiệm các nhu cầu về tài chính. Những dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn các hoạt động bảo dưỡng hoặc đưa ra trình tự ưu tiên cho các công việc cần được thực hiện. Các chương trình giám sát điều kiện của các con đường mòn và các địa điểm cắm trại thường được áp dụng tại các công viên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Marion et al., 1993).
Xác lập những Mục Tiêu Quản Lý có tính Bắt Buộc
Lựa chọn các Tiêu Chí Thể hiện Thay Ðổi về Sinh-lý và Xã Hội
Lập các Tiêu Chuẩn
Kiểm Tra các Ðiều Kiện
So sánh các Ðiều Kiện với các Tiêu Chuẩn
Vượt quá Tiêu Chuẩn
Không vượt quá Tiêu Chuẩn
Ðánh Giá và Xác Ðịnh các Yếu Tố Nguyên Nhân
Lựa chọn Phương Thức Quản Lý Thích Hợp
Các chương trình giám sát cho phép nhà quản lý được năng động hơn. Các điều kiện đang bị xuống cấp có thể được tìm ra trước khi có thể xảy ra các tác động nghiêm trọng và không thể sửa chữa được, điều đó cho phép chúng ta có thời gian để áp dụng các biện pháp cứu chữa. Quan hệ giữa các tác động cụ thể và các yếu tố quyết định khác có thể gợi cho người ta biết được nên thực hiện các hành động quản lý nào cho hiệu quả. Ví dụ, ở công viên quốc gia Great Smoky Mountains ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, việc xác định các tiêu chuẩn để dánh giá các mức độ đề kháng đối với tác động của các địa điểm cắm trại được dựa trên các kết quả phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, ví dụ các yếu tố địa hình, loại hệ thực vật và độ che phủ (Marion and Leung, 1997). Các kết quả tương tự của việc phân tích quan hệ giữa các dữ liệu về quản lý đường mòn của công viên này cho thấy ảnh hưởng tương đối của các yếu tố môi trường và có liên quan đến mức độ sử dụng của năm tiêu chí thể hiện phổ biến đối với điều kiện, tình trạng của các con đường mòn (Marion, 1994). Ví dụ, Ho chi minh city Vietnam những con đường quá rộng (rộng hơn mức cần thiết) thường được tạo ra ở các vùng đất ẩm ướt. Những con đường quá nhiều bùn thường có nghĩa là có nhiều ngựa chở nặng đi qua đây, các vùng đáy thung lũng, và các địa điểm nơi những con đường mòn này bị chắn bởi những con suối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét