NGUYÊN TẮC 5 : Các tác động có thể là ngắt quãng về không gian hay thời gian - Các tác động do việc sử dụng của du khách hay do các hoạt động quản lý có thể chưa xảy ra ở một điểm và hoặc có thể chưa được nhận thấy cho đến một thời gian sau đó. Việc thay thế công tác quản lý Ho chi minh city Vietnam tác động có thể tạo ra 2 vấn đề về không gian và thời gian. Thứ nhất, ví dụ một chiến lược quản lý nhằm loại bỏ việc cắm trại quanh hồ có thể thay thế một cách đơn giản các tác động sang những vùng khác có thể nhạy cảm với môi trường hơn do vậy tạo ra hai hệ thống tác động cần quan tâm tới. Thứ hai, các tác động có thể có những ảnh hưởng mà chỉ trở nên rõ rệt lâu sau khi những người tham gia giải trí rời khỏi điểm đó. Ví dụ, các tác động về đất và thảm thực vật có thể có những hậu họa lâu dài như là xói mòn đất gia tăng hay giảm sức sống của cây cối. Sự thai đổi các tác động cả về không gian lẫn thời gian sẽ làm cho việc hiểu và quản lý các tác động khó khăn hơn rất nhiều, yêu cầu thực tế về những mối quan hệ đối vớitác động của việc sử dụng ở các cấp độ khác nhau và ddòi hỏi các nhà quản lý phải thiết kế cẩn thận các chiến lược giám sát thích hợp.
NGUYÊN TẮC 6: MỐI quan hệ giữa việc sử dụng và tác động là không rạch ròi và bị ảnh hưởng của nhiều biến cố - Mối quan hệ giữa mức độ sử dụng của du khách và cấp độ của tác động là mối quanhệ rất phức tạp,không rạch ròi. Nó có nghĩa là các nhà quản lý không thể nhận thứ một cách đơn giản rằng mức độ sử dụng tăng lên sẽ tác động đến mức độ như vậy hoặc ngược lại, răng việc giảm mức độ sử dụng sẽ dẫn đến việc giẩm tác động tương xứng. Hơn thế nữa, các biiến cố khác cung ảnh hưởng tới mối quan hệ sử dụng/tác động. Người ta quan sát thấy từ lâu rằng các hành vi của những người tham gia giải trí ảnh hưởng lớn tới số lượng tác động của họ. Ví dụ, trong khu vực biển,những thợ lặn bằng chân nhái có thể lầm gãy các nhánh san hô yếu ớt và khuấy cát lên mà điều này sau đó sẽ tác động tới san hô và các sinh vật biển khác. Tương tự, những thay đổi về điều lệ và các qui định đối với du khách sẽ thay đổi mức độ của tác động. Ví dụ, việc yêu cầu hay giáo dục du khách cắm trạicách những con suối hay hồ một khoảng nhất định không chỉ làm giảm các tác động trực tiếp đến những ven suối hay bờ hồ mà còn làm giảm các tác động trực quan và xã hội đối với các du khách khác, cả người và vật. Những biến cố khác như phương cách tham quan, kích thước nhóm, mùa sử dụng,thời gian đi lại và các đặc điểm về đất và thảm thực vật khác nhau cũng như ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ tác động/sử dụng.
Hơn thế nữa, thậm chí dưới những điều kiện đơn thuân, đường cong sử dụng/tác độngcong nhiều hơn là thẳng (Hammit và Cole,1987). Ví dụ, trong khi Ho chi minh city Vietnam lúc đầu các tác động của mỗi du khách lên các điều kiện của nơi cắm trại có thể rất thấp nhưng chúng có thể tăng lên nhanh chóng tới một đoạn bằng mà taị đó hầu hết đã hư hại; sau đó, các tácđộng của mỗi người tăng lên rất ít.Sự phức tạp này của mối quan hệ sử dụng/tác động chỉ ra rằng các nỗ lực khống chế các tác động do con người gây ra thông qua duy nhất các hạn chế sử dụng hoặc sửa chữa chỉ có xác xuất thành công thấp. Các chương trình thông tin và các qui địnhvà điều lệ nhằm thay đổi hành vi của du khách có thẻ có hiệu quả hơn. Ví dụ, việc khuyến khích tập trung sử dụng tại các địa điểm đã bị tác động là một kĩ năng nổi tiếng để hạn chế các tác động của du khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét