Mục tiêu bài học:
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây.
- Hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.
- Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và nhận xét.
Thiết bị cần thiết:
- Bản đồ hành chính Ho chi minh city Vietnam.
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991-2002.
- Một số tranh ảnh về thành tựu kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới.
Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành.
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính
+ Hoạt động của trò:
Đọc phần 1, kết hợp với kiến thức thực tế cho biết nền kinh tế Ho chi minh city Vietnam trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Đưa ra một số dẫn chứng để từ đó khái quát lên đặc điểm nền kinh tế Ho chi minh city Vietnam trước thời kì đổi mới.
- Giải thích cho học sinh khủng hoảng kinh tế.( lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu).
- Giáo viên chia lớp ra 12 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Hoạt động của trò:
Tìm hiểu phần 2 SGK, h6.1, h6.2, và tra cứu thuật ngữ cuối sách giáo khoa cho biết:
1. Như thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
2. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Xu hướng này thể hiện rõ ở khu vực nào?
3. xác định các vùng kinh tế trọng điểm? Phạm vi l•nh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?
4. Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu ngành?
+ Hoạt động của giáo viên:
- Gợi ý cho học sinh phân tích h6.1:
* Năm 1991 N-L-Ng chiếm tỉ trọng lớn nhất( kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường)
* Năm 1995 bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ, gia nhập ASEAN.
* 1997 khủng hoảng tài chính khu vực ĐNA.
- Hướng dẫn học sinh nhìn sơ đồ6.2 để thấy sự giao thoa giữa các vùng kinh với vùng kinh tế trọng điểm.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
+ Hoạt động của trò:
Tìm hiểu SGK cho biết:
1. Những thành tựu đ• đạt.
2. Những khó khăn cần vượt qua.
3. Hướng giải quyết hiện nay như thế nào?
4. Lấy một vài ví dụ về khó khăn nước ta gặp trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới:
- Bị thiệt hại nhiều trong chiến tranh.
- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu.
- Kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài.
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đặc trưng bởi 3 chuyển dịch.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu l•nh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
2. Những thành tựu và thách thức:
+ Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH.
- Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
+ Khó khăn:
- Phân hóa giàu nghèo.
- Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
- Những bất cập trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
- Vấn đề việc làm.
- Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét